Những trường dành cho trẻ em tốt nhất!

Hà Nội  0901-844-885

Hồ Chí Minh 0938-034-089

DU HỌC HAY LÀ KHÔNG?

Thời gian gần đây xu hướng cho con đi du học không còn là điều xa lạ với các bậc phụ huynh khi mà tình hình giáo dục trong nước có rất nhiều điểm “sạn”. Tuy nhiên việc cho con đi du học đồng nghĩa với việc gia đình cũng cần phải chuẩn bị một khoản kinh phí khá lớn. Vì vậy hãy cùng PHIL JUNIORS nghe tâm sự trải lòng của phụ huynh của bé Nguyễn Thị Hải Hà trong quá trình quyết định cho con đi du học hè tiếng Anh tại trường Anh ngữ CPI ở Philippines.

************

Đương nhiên, phải phấn đấu để cho con đi du học chứ. Đó là suy nghĩ của mình từ nhiều năm trước, như bao người Việt khác vốn thích các sản phẩm hàng hoá ngoại nhập, thì đối với giáo dục cũng vậy. Chả vậy mà Báo tuổi trẻ có lần bàn về giáo dục đã gọi phong trào cho con đi du học là một trào lưu “ tị nạn” trong giáo dục – nghĩa là bỏ chạy khỏi nền giáo dục trong nước để an trú trong nền giáo dục của quốc gia khác; và đáng lưu ý, cũng theo Tuổi trẻ, có không ít con của những người làm trong ngành giáo dục.
Thế nhưng, thời gian gần đây, suy nghĩ phấn đấu cho con đi du học của mình phần nào có sự thay đổi. Có lẽ bắt đầu từ tháng 9/2017,…..
Tháng 9/2017, mình trở lại ngôi trường mà mình đã học và sinh sống trong suốt 5 năm đại học để tham gia Lớp bồi dưỡng cán bộ. Mình đã được học với một vị giáo sư của trường đại học Hoa Kỳ (là người Việt Nam). Thầy nói rằng: các nhà tư bản ở các quốc gia tiên tiến rất giỏi khiến cho khách hàng móc hầu bao để mua hàng hoá, dịch vụ của họ; đơn cử như chiếc điện thoại của hãng Apple, rất nhiều đời sản phẩm, mỗi đời lại có thêm plus, họ có hẳn một chiến lược bổ sung thêm tính năng cho mỗi sản phẩm mới cùng kế hoạch tiếp thị để khi sản phẩm mới ra đời thì nhóm khách hàng nhiều tiền sẽ háo hức mua sản phẩm mới của họ và họ giảm giá sản phẩm đời cũ với nhiệm vụ là hốt tiền của nhóm những khách hàng ít tiền hơn; giáo dục đại học, trên đại học của một số quốc gia như Mỹ, Úc là một ngành đem lại nguồn thu lớn cho họ, kể cả khi ta nghe rằng họ tài trợ học bổng 30-50% cho một vài sinh viên nào đó thì họ vẫn có lãi, trong khi đó nhiều chuyên ngành đào tạo của họ ở những trường đại học bình thường có chất lượng không hề khác biệt nhiều so với các chuyên ngành tương ứng của các trường đại học Việt Nam……Nghe đến đây, mình ngộ ra được một điều, rằng: lợi nhuận, vâng! lợi nhuận là một trong những yếu tố rất chủ đạo đang vận hành hệ thống các trường đại học ở Mỹ, Úc; và họ đang chờ đợi chúng ta – những vị phụ huynh đang ngày đêm làm việc, tiết kiệm và tràn đầy niềm hy vọng với những đứa con yêu quý. Sự hiểu biết của mình cũng chỉ dừng lại ở đó, cho đến một ngày…
Đến một ngày, khoảng tháng 11/2017, chị vợ mình thông báo đang làm thủ tục cho con gái là Thu Hà đi du học thạc sĩ tại Úc, kinh phí 2 năm học khoảng ngót 2 tỷ (Hà vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính và vào làm việc cho một công ty của Pháp có chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh với mức lương khởi điểm 10 triệu). Mình mừng cho gia đình chị và cho cháu, nhưng….lời của vị giáo sư già lại khiến mình băn khoăn, 2 tỷ và 2 năm tuổi thanh xuân con gái quý giá của con liệu rồi sẽ đổi được điều gì tốt đẹp cho con không (?) trong khi lĩnh vực con học là quản trị kinh doanh lại là một lĩnh vực mà tài năng phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu và sự dấn thân để có những trải nghiệm thực tế. Một điều mình băn khoăn nữa là cháu gái chưa có sự chuẩn bị kỹ càng nhiều năm cho chuyến du học này, nhất là ở phương diện tiếng Anh, điều này có thể hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của cháu (tầm thạc sỹ cơ mà)….Thôi thì dẫu có băn khoăn, lo lắng cũng không được vì gia đình cháu đã quyết. Nhưng sự kiện này khiến mình thật sự giật mình bởi con mình cũng không còn bao lâu nữa sẽ học hết lớp 12, mình sẽ phải đối mặt và trả lời câu hỏi có cho con đi du học hay là không ?
Xâu chuỗi lại một cách có hệ thống, mình đã biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như những câu chuyện ngoài đời về nhiều tấm gương học giỏi, thành đạt nơi xứ người hay là về nước thì cũng thành đạt khiến gia đình được hãnh diện. Thế nhưng, mình cũng nghe vợ và cô em gái (đều làm việc ở hai ngân hàng) kể về những đồng nghiệp từng đi du học về mà sao trong công việc cũng không thể hiện được đẳng cấp hơn những người học trong nước). Chẳng có một thống kê nào về việc số thành đạt chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số du học sinh, còn lại bao nhiêu phần trăm mà kết quả chỉ là thường thường bậc trung và trung bình mỗi du học sinh đã ngốn bao nhiêu….nhà, đất của bố mẹ. Chỉ có một điều mình chắc chắn, đó là hầu hết các du học sinh sẽ giỏi ngoại ngữ. Và nếu chỉ giỏi mỗi ngoại ngữ thôi, thì còn có cách khác đỡ tốn tiền hơn. Vậy là một chiến lược dài hơi được mình vạch ra, bởi vì thật may mắn con mình còn quỹ thời gian để cho mình thực hiện.
Cũng như chị vợ, ngay bây giờ mình chi ra khoảng hơn 2 tỷ, mua căn chung cư bình dân tại TP. Hồ Chí Minh, tiền cho thuê coi như đủ để con đi học thêm Anh văn ở một trung tâm nào đó + học online và đến hè thì cho con đi du học tiếng Anh, phấn đấu để con sử dụng tốt tiếng Anh trước khi bước vào năm lớp 12 và khi ấy căn chung cư vẫn còn. Khi con hết lớp 12, tuỳ lực học và ngành học, có thể cho con học trong nước hoặc du học; nếu con học trong nước, tiền cho thuê căn chung cư là học phí cho con và khi con ra trường có nhà để ở, đi làm; nếu con đi du học, tiền bán căn chung cư là học phí hỗ trợ một phần cho con, trên nền tảng con đã có vốn tiếng Anh vững chắc. Còn bây giờ, trước mắt, Con sẽ được đi Philippines học trong vài hè và khi tiếng Anh đã khá, con sẽ được đi một vài nước tiên tiến khác – cũng trong các dịp hè, có thể những gì con trải nghiệm sẽ nuôi dưỡng ước mơ du học của con để con có ý chí phấn đấu, hoặc cũng có thể con chán đi ra nước ngoài mà xác định sẽ học đại học trong nước bởi vì “ Mẹ ơi ! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ”, thì cũng tốt, không sao cả.
Mình viết bài này chỉ mong cung cấp một góc nhìn thật theo suy nghĩ của mình (một vị phụ huynh mới chớm có của ăn của để, chứ chưa được giàu có như nhiều phụ huynh khác) để mọi người cùng tham khảo, không hề cổ xuý hay chê bai một khuynh hướng nào, chỉ mong tất cả chúng ta trở thành người tiêu dùng thông thái (dịch vụ giáo dục cũng là một sản phẩm hàng hoá) – chúng ta trả tiền cho giá trị hữu dụng, chứ nhất định không trả tiền cho những giá trị mà không hề có ích cho chúng ta.
Hôm nay, cả nhà lên sân bay đi đón cháu Thu Hà nghỉ hè ở Úc về thăm gia đình, bài viết này cũng được dành tặng cho cháu gái để cháu hiểu sự tằn tiền, hy sinh, cũng như sự kỳ vọng của cha mẹ để mà quyết chí phấn đấu, thành đạt.

tinh-nguyen-ciecLớp học nhóm tại trường Anh ngữ CPI Philippines

Theo dõi Phil Juniors và kiểm tra thông tin về du học!

Facebook

Youtube